Kỷ tử và yến sào đều là hai vị thuốc quý trong Đông Y, nên sự kết hợp của chúng trong món yến chưng kỷ tử đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ đó, món ăn bổ dưỡng này rất phù hợp chọn làm món ăn bồi bổ cho gia đình hằng ngày, nhất là ông bà, bố mẹ.
Đặc điểm của quả kỷ tử
- Kỷ tử hay câu kỷ tử ninh hạ có tên khoa học là Fructus Lycii, thuộc họ: Cà;
- Đây là loài cây thân mềm, dáng mọc đứng với độ cao trung bình từ 50 – 150 cm.
- Lá cây mọc đơn, so le nhau, dài như hình lưỡi mác. Lá mọc sát cành cây, gần như không có cuống, hai mặt lá nhẵn dài khoảng 2 – 6 cm, rộng khoảng 0,6 – 2,5 cm.
- Hoa kỷ tử mọc đơn lẻ ở phần nách lá, có màu tím đỏ phơn phớt.
- Quả kỷ tử có hình trứng nhỏ và thuôn dài. Khi kỷ tử đã chín, quả chuyển dần sang màu đỏ thẫm, có kích thước khoảng 0,5 đến 2cm, thịt quả mềm, mọng. Bên trong quả có màu nâu sẫm và thân dẹt.
- Thu hoạch quả kỷ tử vào khoảng tháng 9- tháng 10 hàng năm bởi thời gian này quả đã chín và mang nhiều dược chất quý.
- Sau khi thu hái, quả kỷ tử sẽ được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trước sử dụng.
- Để bảo quản được trong thời gian dài, quả kỷ tử thường được đem phơi khô trong chỗ bóng mát. Đến khi vỏ ngoài của quả nhăn lại mới đem phơi dưới trời nắng to trong khoảng 4 – 5 ngày.
- Kỷ tử thường được trồng làm thuốc ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Ăn kỷ tử có tốt không?
Ăn kỷ tử trong thời gian dài có tác dụng rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là vị thuốc khá kén người sử dụng. Nguyên nhân là do kỷ tử có tác dụng làm nóng cơ thể tương đối mạnh, nên khi cơ thể bị cảm sốt, viêm nhiễm, bị đi ngoài tốt nhất không nên dùng.
Những người có thể trạng hư nhược, sức đề kháng kém rất thích hợp sử dụng kỷ tử. Ngoài ra, khi ăn kỷ tử cần phải kiên trì, mỗi ngày ăn một ít, như vậy mới phát huy được tác dụng của dược liệu này.
Tác dụng chính của quả kỷ tử
Tính vị: Quả kỷ tử có vị ngọt và tính bình.
Quy kinh: Vị thuốc quy vào kinh Thận, Phế, Can.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, quả kỷ tử có tác dụng dược lý sau đây:
- Điều tiết và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống nội tiết của cơ thể.
- Bảo vệ chức năng gan, ức chế sự lắng đọng lipid trong gan và đẩy nhanh tốc độ tái sinh tế bào gan.
- Điều chỉnh rối loạn lipit trong máu
- Làm chậm hay giảm thiểu sự hình thành những mảng xơ vữa trong huyết quản.
- Điều hòa huyết và giãn mạch.
- Làm nhanh tốc độ tạo huyết của tủy xương
- Trẻ hoá và làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.
- Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ngăn ngừa phóng xạ bên trong cơ thể.
- Hạ đường huyết tốt.
Theo Y học cổ truyền, quả kỷ tử có những công dụng sau đây:
- Cường thịnh âm đạo và bổ ích tinh huyết;
- An thần, minh mục, bổ ích tinh bất túc;
- Nhuận phế, tư thận;
- Nhuận phế, sinh tân, bổ thận, ích khí;
- Bổ thận, can, nhuận phế, minh mục, sinh tinh huyết.
- Tư dưỡng can thận;
Chủ trị:
- Chứng âm huyết hư tổn, can thận âm hư, chứng tiêu khát, khái thấu, hư lao.
- Điều trị chứng chóng mặt, hoa mắt do huyết hư, đau thắt lưng, di tinh, tiểu đường
Từ xưa, yến chưng kỷ tử đã được xem như bài thuốc bổ dưỡng được các bậc vua chúa sử dụng để nâng cao sức khỏe, điều trị bệnh. Vậy yến chưng kỷ tử có tác dụng gì mà lại được ưa chuộng đến thế?
Nếu là người sành Yến, có lẽ bạn không còn quá xa lạ với những lợi ích của Tổ Yến đem lại cho sức khỏe. Đặc biệt, khi kết hợp cùng kỷ tử – một “vị thuốc quý” trong Đông Y, càng làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng, biến nó thành món ăn bổ dưỡng với nhiều tác dụng như sau:
Yến chưng đường phèn và kỷ tử
Nếu không muốn kết hợp cùng các nguyên liệu khác hoặc giữ nguyên vị yến chưng kỷ tử, bạn có thể chọn cách chưng yến với kỷ tử và đường phèn dưới đây. Nguyên liệu và các bước làm yến sào chưng với kỷ tử sẽ được hướng dẫn chi tiết như sau:
- Tổ yến tinh chế: 3 – 5g
- Kỷ tử: 10g
- Đường phèn: 5g
- Nước: 300ml
- Gừng: 2 – 3 lát
Các bước làm yến chưng kỷ tử đường phèn nguyên vị:
- Bước 1: Tương tự, ngâm Yến Tinh Chế với nước sạch từ 30 phút 1 tiếng. Khi yến nở hết, xé nhỏ và vớt ra để ráo.
- Bước 2: Kỷ tử ngâm trước 30 phút, rửa sạch và cho vào thố, cùng yến và nước.
- Bước 3: Đặt thố yến vào nồi, chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
- Bước 4: Khi yến nở đều, cho đường phèn và gừng vào chưng tiếp 5 phút nữa là có thể nhắc xuống và thưởng thức.
Với lượng nguyên liệu trong cách chưng yến với kỷ tử và đường phèn này, bạn có thể sử dụng cho khẩu phần 1 người. Ngoài ra, khi chưng bạn có thể gia giảm lượng nước và đường phèn tùy vào khẩu vị và sở thích ăn yến đặc hay lỏng.